DẪN NHẬP

Luận Đại thừa trang nghiêm kinh (大乘莊嚴經論, Mahāyānasūtralaṃkāra), nằm trong Đại tạng kinh bản Đại chánh số 1604, gồm 13 quyển, 24 phẩm, do Đại sĩ Vô Trước luận giải. Theo truyền thuyết thì luận này được ngài Vô Trước biên tập sau khi đã thọ giáo với Di-lặc (Maitreya) trên cung trời Đâu-suất (Tuṣita). Nói cách khác, luận này bao gồm những câu kệ của Bồ tát Di-lặc và những lời chú giải của ngài Vô Trước. Phạn ngữ là Mahāyānasūtralaṃkāra, trong đó Mahāyāna là Đại thừa (大乘), sūtra là kinh (經), ālaṃkāra là trang nghiêm (莊嚴).

Đời Đường, từ năm 630 đến năm 633, ngài Ba-la-phả-mật-đa-la (波羅頗蜜多羅, Prabhākaramitra) dịch luận này với danh đề Đại thừa trang nghiêm kinh luận (大乘莊嚴經論). Nhiếp Đại thừa luận bản (攝大乘論本) đề cập đến luận này với danh xưng Đại thừa kinh trang nghiêm luận (大乘經莊嚴論). Danh đề của luận này có thâm ý là sự trang nghiêm kinh điển Đại thừa, hay sự trang nghiêm Đại thừa, vì vậy trong Thành duy thức luận thuật ký (成唯識論述記), Ngài Khuy Cơ (窺基, 632-682), đệ tử lỗi lạc của ngài Huyền Trang, nhận định: “Nên gọi là “Trang nghiêm đại thừa kinh luận” (莊嚴大乘經論), vì [luận này] có thể trang nghiêm kinh điển Đại thừa. Lúc trước gọi “Luận Đại thừa trang nghiêm kinh” là không đúng, bởi lẽ không có [kinh tên] Đại thừa trang nghiêm kinh.”

Trong Nhiếp Đại thừa luận thích nói về luận Đại thừa trang nghiêm kinh như sau: “Luận nói: “Thêm nữa, trong luận Đại thừa trang nghiêm kinh có năm bài kệ tụng làm rõ đạo lý này.” Giải thích: Nghĩa lý của kinh thì sâu kín khó hiểu. Như thật thấu rõ nghĩa lý chính xác của kinh, nên gọi là luận Trang nghiêm kinh. Luận giải kinh (sâu kín khó hiểu) này nên được gọi tên là Trang nghiêm. Trong luận Trang nghiêm kinh có nhiều nghĩa lý. Nay chỉ lược lấy năm bài kệ tụng. Các kệ tụng này muốn hiển bày những gì? Các kệ tụng này hiển bày những nghĩa lý rốt ráo khó hiểu trong [giai đoạn] tu đạo.”...

Bình luận

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt