THIỀN TÔNG

  1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. PG VIỆT NAM
  4. THIỀN TÔNG

THIỆN PHÚC

* * *

LỜI ĐẦU SÁCH


Khi người cư sĩ mang tên Huệ Năng đến Huỳnh Mai lễ bái Ngũ Tổ. Tổ hỏi rằng: “Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật gì?” Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Tân Châu thuộc Lãnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác.” Tổ bảo rằng: “Ông là người Lãnh Nam, là một giống người mọi rợ, làm sao kham làm Phật?” Huệ Năng liền đáp: “Người tuy có Bắc Nam, nhưng Phật tánh không có Nam Bắc, thân quê mùa nầy cùng với Hòa Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác.” Lời đáp đẹp lòng Tổ lắm. Thế rồi Huệ Năng được giao cho công việc giã gạo cho nhà chùa. Hơn tám tháng sau mà Huệ Năng chỉ biết có công việc hạ bạc ấy. Đến khi Ngũ Tổ định chọn người kế vị ngôi Tổ giữa đám môn nhân. Ngày kia Tổ báo cáo vị nào có thể tỏ ra đạt lý đạo, Tổ sẽ truyền y pháp cho mà làm Tổ thứ sáu. Lúc ấy Thần Tú là người học cao nhất trong nhóm môn đồ, và nhuần nhã nhất về việc đạo, cố nhiên được đồ chúng coi như xứng đáng nhất hưởng vinh dự ấy, bèn làm một bài kệ trình chỗ hiểu biết, và biên nơi vách bên chái nhà chùa. Kệ rằng:

Thân thị Bồ đề thọ,

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời thường phất thức,

Vật xử nhạ trần ai.

(Thân là cây Bồ Đề, tâm như đài gương sáng. Luôn luôn siêng lau chùi, chớ để dính bụi bặm). Ai đọc qua cũng khoái trá, và thầm nghĩ thế nào tác giả cũng được phần thưởng xứng đáng. Nhưng sáng hôm sau, vừa thức giấc, đồ chúng rất đổi ngạc nhiên khi thấy một bài kệ khác viết bên cạnh, kệ rằng: 

Bồ đề bổn vô thọ,

Minh cảnh diệt phi đài,

Bản lai vô nhất vật,

Hà xứ nhạ trần ai?

(Bồ đề vốn không cây, gương sáng cũng chẳng đài. Xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi bặm?). Tác giả của bài kệ nầy chính là Huệ Năng, một cư sĩ chuyên lo tạp dịch dưới bếp, suốt ngày chỉ biết bữa củi, giã gạo cho chùa...

Bình luận

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt