NGÔN NGỮ HỌC

  1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. VĂN HÓA
  4. NGÔN NGỮ HỌC

HÒA THƯỢNG TRƯỞNG LÃO THÍCH MINH CHÂU

* * *

LỜI GIỚI THIỆU

Bên cạnh các môn học về Kinh, Luật và Vi Diệu Pháp thì Văn Phạm Pāḷi là nền tảng cho người thật tâm học Phật theo truyền thống Theravāda. Muốn thấu đáo từng lời được viết trong Tam Tạng thì không thể bỏ qua Văn Phạm Pāḷi.

Để làm rõ ý này, trước tiên ta hãy xét câu Pāḷi quen thuộc như sau: “Buddhaṃ saranaṃ gacchāmi.” Câu này được dịch theo khóa tụng hiện tại là: “Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật”. Trong đó, Buddhaṃ nghĩa là Đức Phật, saranaṃ nghĩa là quy y. Hai chữ này được chia ở cách thứ hai tức là đối cách. Gacchati nghĩa là đi, gacchāmi là cách chia của từ này theo ngôi thứ ba số ít của động từ thì hiện tại, có nghĩa là tôi đi. Như vậy, trong toàn bộ câu này không hề có sự xuất hiện của chủ từ mà nghĩa của chủ từ vẫn được hiểu. Điều này có liên hệ một cách sâu sắc đến giáo lý vô ngã (anattā) của Phật giáo: chẳng hề có cái “tôi” nào, chỉ có sự vận hành của 5 uẩn; chẳng hề có người đến quy y, duy chỉ có sự quy y mà thôi.

Cũng vậy, như câu: “pānātipātā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi......” có nghĩa là “tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh”, và câu này cũng không có chủ từ theo lối tường minh. Ý nghĩa nào được thể hiện trong cách hành văn này? Không có người sát sanh mà chỉ có sự sát sanh. Không có người giữ giới mà chỉ có sự giữ giới. Vì sao vậy? Vì người (pugggala) phân theo các hạng cũng đều là pháp chế định (paññatti dhamma), tức là quy ước, giả lập nên chứ chẳng phải pháp bản thể (sabhāvadhamma). Người trì giới nếu tác ý không khéo sẽ chấp rằng ta là người giữ được giới trong sạch, từ đó coi khinh những người khác, cứ như vậy mà càng vô minh, càng ngã mạn…

Bình luận

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt