Giới thiệu
HỌC CHÚ ĐẠI BI TIẾNG PHẠN SANSKRIT - PHẦN 8
CÔNG NĂNG LỢI ÍCH HÀNH TRÌ KINH, CHÚ
(CHÚ ĐẠI BI)
Ngài Tuyên Hóa dạy rằng: Người trì kinh, chú sẽ được ba nghiệp thanh tịnh, khi ba nghiệp lắng đọng thì trí huệ sinh (nhân định tức huệ) đồng Phật vãng Tây Phương.
Thân ngồi ngay thẳng trước Phật là thân thanh tịnh.
Miệng không nói dối, không đùa giỡn là khẩu nghiệp thanh tịnh.
Ý không tán loạn, không phan duyên đó là ý nghiệp thanh tịnh.
“Mỗi niệm chân thành mỗi niệm thông
Tịch lặng cảm ứng tịch lặng trong
Cho đến non cao nước cùng tận
Rong chơi pháp giới khắp Tây Đông”
Niệm Kinh Chú mục đích nhiếp phục tam nghiệp hằng thanh tịnh để trừ được ba ác nghiệp thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
1. Thân nghiệp gồm ba: (Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm).
2. Khẩu nghiệp có bốn: (Không nói dối, không nói ác khẩu, không nói lưỡi hai chiều, không nói thêu dệt”.
3. Ý nghiệp có ba: Tham, sân, si.
Như vậy niệm Kinh, niệm Chú, niệm Phật cũng đều mục đích như nhau để tam nghiệp hằng thanh tịnh. Khi tâm mình thanh tịnh tức tâm bình, tâm bình tạo ra thế giới bình “tướng tự tâm sanh,” mây tan thì trăng tự nhiên hiển bày tỏa sáng.
Khi chúng ta niệm chú một cách nhất tâm thì sẽ đoạn trừ được phiền não:
Kinh chú của Phật, tất cả mọi người có thể trì, nhưng muốn được lợi lạc trong khi tụng Kinh trì Chú người Phật tử cố gắng giữ tam nghiệp thanh, giữ giới dứt các điều ác làm các việc lành mới được công đức tốt đẹp, hành giả có thể áp dụng theo phương cách trì tụng Chú Đại Bi như sau, tùy theo căn cơmỗi người mà hành trì để có hiệu quả.
* * *
Bình luận
Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.