HỌC CHÚ ĐẠI BI TIẾNG PHẠN SANSKRIT

  1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. VIDEO CLIP
  4. HỌC CHÚ ĐẠI BI TIẾNG PHẠN SANSKRIT

Giới thiệu

HỌC CHÚ ĐẠI BI TIẾNG PHẠN SANSKRIT - PHẦN 5

 

Avalokiteshvara 

 

Ý NGHĨA, CÔNG NĂNG VÀ LỢI ÍCH HÀNH TRÌ CHÚ ĐẠI BI

TRÍ GIẢI

 

Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Dharani của Phật Quán Thế Âm. Gọi tắt là Chú Đai Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ. Xin chia sẻ vài điều về công năng diệu dụng lợi ích của Chú Đại Bi chia sẻ đến quý Phật tử và bạn đọc gần xa.

GIẢI THÍCH VỀ CHÚ ĐẠI BI

Trong tất cả Kinh điển và Mật Chú của Phật giáo đều chia làm hai phần: Phần hiển (Phần Kinh) và Phần mật (Phần câu Chú).

Phần hiển: Là hiển bày ra ý nghĩa và chân lý trong Kinh để hành giả tụng niệm, hoặc nghiên cứu theo đó áp dụng tu tập, thì gọi là: “Tụng Kinh minh Phật chi lý,” để hiểu biết công năng của câu kinh và câu chú gọi là phần hiển. Ví dụ: Kinh Bát Nhã phần hiển từ “Quán tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã cho đến câu… Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết”: Phần mật là phần câu chú: “Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha”.

Kinh Lăng Nghiêm: Phần tựa là từ “Diệu Trạm Tổng… cho đến hết lời tựa là phần hiển còn phần mật là 5 đệ Lăng Nghiêm

Phần hiển: Chú Đại Bi “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi” câu Kinh này là phần hiển giải thích công năng và diệu dụng của 84 câu Chú ở sau, để giúp hành giả hiểu mà hành trì cho đúng mới có hiệu nghiệm.

Còn phần mật của Chú Đại Bi là phần “câu Chú” từ câu chú “tâm Dharani cho đến câu 84. Ta bà ha” phần câu Chú là phần ẩn nghĩa chỉ là phạn ngữ chỉ có chư Phật mới thấu hiểu còn hàng phàm phukhông hiểu ý nghĩa, chỉ biết công năng và lợi ích để hành trì.

Giải thích phần hiển: “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại bi”:

Câu Kinh này là phần hiển muốn nói về Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân thành Phật Chuẩn Đề có nghìn tay, nghìn mắt, trong mỗi tay có một con mắt và mỗi tay cầm mỗi khí cụ khác nhau. Vì thế trong Phát Bồ Đề Tâm Luận của Bồ tát Thiên thân nói rằng: “Bồ tát phát tâm lấy lòng từ bi làm đầu. Lòng đại từ của bồ tát vô lượng vô biên nên sự phát tâm cũng vô lượng vô biên mênh mông như chúng sanh giới. Như hư không giới, không chỗ nào là không cùng khắp, sự phát tâm của Bồ Tát cũng như thế, vô lượngvô biên không có cùng tận[1].

Trong Kinh Duy Ma Cật đức Phật dạy rằng: “Người có trí không nên so sánh với các hàng Bồ Tát. Biển sâu còn có thể dò được, chớ thiền định, trí tuệ, tổng trì, biện tài, tất cả công đức của Bồ Tát không thể đo lường được[2].

------------------------------------

CHÚ THÍCH:

[1] Phát Bồ Đề Tâm Luận: Phẩm thứ nhất Khuyến Phát. Bồ tát Thiên thân tạo, Pháp sư Cưu Ma La Thậpdịch Phạn văn ra Hán văn, HT Thích Trí Thủ dịch Hán văn ra Việt văn 1962.

[2] Kinh Duy Ma Cật: Phẩm Bồ Tát Hạnh. Đời Diêu Tần, ngài Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập vưng chiếu dịch ra chữ Trung Hoa Dịch giả: Thích Huệ Hưng.

Bình luận

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt